Cập nhật lần cuối: 2021-02-25 09:25:29 | Lượt xem: 86
Khi nhu cầu di chuyển của con người hiện nay ngày càng cao cùng với đó là sự phát triển và nâng cấp liên tục của những loại hình dịch vụ giao thông vận tải thì lái xe được coi là một nghề kiếm thu nhập ổn định và khá cao.
Trước khi có thể trở thành một người tài xế thì cần tìm hiểu và lựa chọn loại bằng lái phù hợp để thi lấy bằng. Một trong những bằng lái xe mà nhiều người hiện nay chọn để học và thi là bằng D. Vậy bằng D lái được xe gì và lái được xe bao nhiêu chỗ?
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn hiểu chi tiết về bằng D và các câu hỏi thường gặp nhất.
Giấy phép lái xe hạng D điều khiển loại xe gì?
Giấy phép lái xe hạng D hay còn thường được gọi tắt là bằng D là loại giấy phép có thời hạn cấp cho những người lái xe ô tô chở người có chỗ ngồi từ 10 đến 30 chỗ cùng những loại xe trong các giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C đã được quy định theo luật giao thông đường bộ.
Bằng lái xe hạng D không đơn thuần chỉ đòi hỏi các yêu cầu về kiến thức kỹ thức lẫn kỹ thuật phải cao hơn những loại giấy phép lái xe ô tô thứ cấp khác như bằng B hay bằng C mà còn dựa theo số lượng loại hình xe ô tô người lái xe sẽ được phép lưu hành khi sở hữu loại bằng lái này.
Cách tính đơn giản nhất, bạn sẽ lấy ngày tháng năm hiện tại trừ đi ngày tháng năm sinh từ chứng minh thư(thẻ căn cước), nếu đủ 18 tuổi thì sẽ đủ điều kiện. Ví Dụ: A sinh 01/1997, hiện tại là 02/2021, thì A đã được 24 tuổi => Đủ điều kiện thi bằng lái xe ô tô theo hạng mục.
Điều 60 Luật Giao thông đường bộ quy định về độ tuổi như sau:
Bằng D được quyền điều khiển lái xe ở các hạng B/C và xe chở người 10-30 chỗ ngồi.
Theo quy định của pháp luật thì người có bằng lái xe hạng D được phép sử dụng những loại xe như sau:
Có thế thấy, theo quy định thì người lái xe sở hữu bằng hạng D được phép hành nghề và điều khiển toàn bộ những loại xe đã nêu trên, đã bao gồm cả loại xe trong giấy phép lái xe B1, B2 và bằng C. Bằng hạng D có thời hạn 3 năm kể từ ngày cấp phép cho người lái xe.
Người tài xế có thể tham gia vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn nhờ ưu điểm được phép sử dụng xe có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên. Hơn thế nữa, với việc có thể điều khiển cả những loại xe ô tô từ 4 đến 30 chỗ ngồi sẽ giúp tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp, kiếm thêm thu nhập và cải thiện đời sống cho chủ sở hữu bằng lái xe ô tô hay xe khách hạng D.
Các điều kiện để có thể được cấp phép bằng lái xe hạng D sẽ nghiêm ngặt hơn do tính chất cũng như mục đích sử dụng của giấy phép này liên quan đến tính an toàn của nhiều hành khách hơn so với các loại bằng khác.
Bên cạnh những yêu cầu về độ tuổi, sức khỏe đầy đủ, để có cơ hội học và thi giấy phép lái xe hạng D thì người lái xe cần phải có thời gian tìm hiểu, đảm bảo tích lũy kinh nghiệm về số km lái xe an toàn trong quá trình điều khiển xe trước đó.
Giấy phép lái xe hạng D không thể thi một cách trực tiếp như các bằng khác mà phải thực hiện thi thông qua hình thức nâng hạng từ B2 lên D hoặc từ hạng C lên hạng D.
– Hành nghề lái xe với thời gian từ 5 năm trở lên và bảo đảm có km lái xe an toàn từ 100.000 km trở lên.
– Để có thể thi lấy bằng D, người thi cần phải đủ 24 tuổi trở lên, tính đến ngày thi sát hạch.
– Giấy chứng nhận sức khỏe có xác nhận bảo đảm đủ điều kiện tham dự của cơ sở y tế có thẩm quyền trong vòng 6 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
Ngoài ra cần có thêm một số giấy tờ như bản sao bằng tốt nghiệp cấp 2 trung học cơ sở hay bằng cấp tương đương trở lên.
– Đơn đề nghị học và thi sát hạch bằng lái xe hạng D theo mẫu đã được quy định.
– Hồ sơ gốc thi giấy phép B2 hay C
– Bản khai cụ thể về thời gian tham gia lái xe và số km lái xe an toàn.
– Bản sao của giấy phép lái xe.
– Bằng tốt nghiệp cấp 2 trung học cơ sở hay bằng cấp tương đương nếu có.
– 4 ảnh nền xanh dương cỡ 3x4
Tính từ lúc nộp hồ sơ đến khi thi sát hách và lấy giấy phép lái xe ô tô hạng D thì khoản chi phí mà học viên cần bỏ ra khá nhiều như: chi phí hồ sơ, khám sức khỏe, học lý thuyết, phí mua giáo trình, tài liệu, chi phí thực hành học lái xe, chi phí thi và một số khoản chi phí khác,…
Đối với việc nâng hạng lái xe thì thời gian đào tạo sẽ được quy định như sau: Từ hạng C lên D sẽ là 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144). Hạng D lên E sẽ là 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144). Hạng B2 lên D: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280).
Quy định được phép điều khiển xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; các loại xe hạng B1, B2 và C, người yêu cầu sát hạch phải đủ 24 tuổi trở lên.
Chi phí cho một khóa nâng bằng B2 lên D thường dao động trọn gói từ 6 triệu đến 7.5 triệu. Còn tại các trung tâm Đào tạo và Sát hạch chính quy, chi phí nâng hạng từ B2 lên D chỉ khoảng 6.000.000 đồng/ khóa nâng hạng.
Tương ứng với từng loại bằng lái xe(B1, B2, C, D, E..) muốn nâng hạng sẽ quy định mức phí vào khoảng bao nhiêu cho hợp lý. Mức phí phổ biến nâng bằng C lên D là khoảng 6.5 triệu đồng.
Việc hiểu rõ các loại bằng lái xe còn giúp bạn thực hiện đúng luật khi tham gia lưu thông trên đường. Nếu ai chưa có bằng D thì hãy nhanh chóng đăng ký thi để được cấp bằng sớm, phục vụ nhu cầu đi lại cũng như công việc được tốt hơn nhé. Sang năm 2021 này, các thủ tục, thi lấy bằng sẽ khó hơn nhiều so với những năm trước đây.
Trên đây là giải đáp về bằng D lái được loại xe gì và bao nhiêu chỗ. Với những ưu điểm mà bằng hạng D mang lại thì ngày càng có nhiều tài xế đăng ký và lựa chọn thi bằng này để có thể được phép lưu hành nhiều loại xe hơn.
Các bài viết liên quan